Phân loại rác tại nguồn là một giải pháp quan trọng nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm tài nguyên và thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn. Việc phân loại rác đã được quy định trong các văn bản pháp luật từ những năm gần đây, và sẽ chính thức trở thành yêu cầu bắt buộc từ ngày 1/1/2025. Do đó, việc nắm rõ các quy định pháp luật không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn tránh các mức xử phạt hành chính khi không tuân thủ.
1. Quy định pháp luật về việc phân loại rác nguồn
Nhà nước đã xây dựng lộ trình pháp lý nhằm từng bước triển khai việc phân loại rác tại nguồn, tạo điều kiện để cá nhân, tổ chức thích nghi và thực hiện đúng quy định. Lộ trình này bao gồm các mốc quan trọng sau:
Kể từ thời điểm này, mọi cá nhân, hộ gia đình, tổ chức bắt buộc phải phân loại rác đúng quy định, nếu không sẽ bị xử phạt theo khung pháp lý hiện hành.
2. Quy định về phân loại, lưu giữ, chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt
Theo Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường 2020, chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân phải được phân loại, lưu giữ và chuyển giao theo quy định để đảm bảo quản lý hiệu quả và bảo vệ môi trường. Cụ thể:
a. Nguyên tắc phân loại chất thải rắn sinh hoạt:
b. Quyền hạn của địa phương: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc phân loại cụ thể chất thải rắn sinh hoạt quy định tại Điều 75.1.(c) Luật Bảo vệ môi trường 2020 trên địa bàn theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường; có chính sách khuyến khích việc phân loại riêng chất thải nguy hại trong chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân.
c. Đối với hộ gia đình, cá nhân ở đô thị:
d. Đối với hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn:
Theo đó, QĐPL khuyến khích áp dụng quy định đô thị vào khu vực nông thôn.
e. Chất thải cồng kềnh: UBND cấp tỉnh quy định việc thu gom, vận chuyển, xử lý.
f. Vai trò giám sát, vận động: UBMTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội vận động, giám sát việc phân loại rác tại nguồn.
3. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt
Theo Công văn số 9368/BTNMT-KSONMT ngày 02/11/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đã có hướng dẫn kỹ thuật chi tiết về phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Trong đó, Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) được phân loại thành 3 nhóm chính:
Nhóm 1. Chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế
Nhóm 2. Chất thải thực phẩm
Nhóm 3. Chất thải rắn sinh hoạt khác
Các nhóm chất thải này cần được phân loại, lưu giữ và chuyển giao đúng quy định để đảm bảo vệ sinh môi trường và tránh bị xử phạt theo quy định pháp luật.
4. Quy định xử phạt về phân loại rác thải nguồn theo Nghị định 45/2022/NĐ-CP
Theo Khoản 7 Điều 79 Luật Bảo vệ Môi trường 2020, việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo Điều 75 Luật này phải được thực hiện chậm nhất là ngày 31/12/2024. Từ ngày 01/01/2025, việc phân loại rác trở thành nghĩa vụ bắt buộc đối với các hộ gia đình và cá nhân.
Công văn số 9368/BTNMT-KSONMT năm 2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng nêu rõ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tuyên truyền và triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Mọi tổ chức, cơ quan và cộng đồng phải thực hiện việc phân loại này theo đúng quy định trước ngày 31/12/2024.
Đối với hành vi không thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định, Khoản 1 Điều 26 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành chính đối với cá nhân và hộ gia đình không phân loại rác đúng cách hoặc không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Kết luận: Việc phân loại rác tại nguồn là bước tiến quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường, giảm tải áp lực lên các bãi rác và thúc đẩy tái chế. Người dân và các tổ chức cần nắm rõ quy định pháp luật và thực hiện đúng để tránh các mức xử phạt.